Vòng 36 | |
11/05/2024 01:45:00 | ![]() |
11/05/2024 23:00:00 | ![]() |
12/05/2024 01:45:00 | ![]() |
12/05/2024 17:30:00 | ![]() |
12/05/2024 20:00:00 | ![]() |
12/05/2024 20:00:00 | ![]() |
12/05/2024 23:00:00 | ![]() |
13/05/2024 01:45:00 | ![]() |
13/05/2024 23:30:00 | ![]() |
14/05/2024 01:45:00 | ![]() |
Vòng 37 | |
19/05/2024 07:00:00 | ![]() |
19/05/2024 07:00:00 | ![]() |
19/05/2024 07:00:00 | ![]() |
19/05/2024 07:00:00 | ![]() |
19/05/2024 07:00:00 | ![]() |
19/05/2024 07:00:00 | ![]() |
19/05/2024 07:00:00 | ![]() |
19/05/2024 07:00:00 | ![]() |
19/05/2024 07:00:00 | ![]() |
19/05/2024 07:00:00 | ![]() |
Vòng 38 | |
26/05/2024 07:00:00 | ![]() |
26/05/2024 07:00:00 | ![]() |
26/05/2024 07:00:00 | ![]() |
26/05/2024 07:00:00 | ![]() |
26/05/2024 07:00:00 | ![]() |
26/05/2024 07:00:00 | ![]() |
26/05/2024 07:00:00 | ![]() |
26/05/2024 07:00:00 | ![]() |
26/05/2024 07:00:00 | ![]() |
26/05/2024 07:00:00 | ![]() |
Bác sĩ Hoàng gợi ý các biện pháp giúp người mỡ máu cao giảm triệu chứng nhanh chóng và hiệu quả:
Thay đổi thói quen ăn uống
Đây được xem là “thuốc vàng” trong điều trị mỡ máu cao, cải thiện nồng độ cholesterol, chất béo trung tính và dự phòng nguy cơ bệnh. Bạn nên nhớ quy tắc "2 tăng, 1 giảm" trong ăn uống để hạ mỡ máu.
Thứ nhất, tăng chất xơ hòa tan
Bổ sung thêm chất xơ bằng cách tăng cường rau xanh, trái cây và các loại ngũ cốc nguyên hạt. Các thực phẩm tốt cho người mỡ máu cao như rau họ cải, ớt, rau diếp, cà rốt, củ cải, dưa leo, cần tây. Ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ gồm lúa mạch, hạt quinoa, vừng, hạt bí ngô, hạnh nhân, óc chó, gạo lứt, đậu lăng, cháo bột yến mạch... Các loại hoa quả tốt như kiwi, cam, quýt, bưởi, táo, lê, nho, mận, quả bơ. Các thực phẩm khác như đậu phụ, lòng trắng trứng, thịt gà bỏ da, cá các loại.
Thứ hai, tăng chất béo lành mạnh: Ưu tiên hấp thụ omega-3 ở cá, hạt ngũ cốc. Những loại cá giàu omega-3 nên được bổ sung vào thực đơn như cá trích, cá mòi, cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá bơn, hàu. Các loại hạt chia, óc chó, hạt lanh cũng tốt cho sức khỏe.
Thứ ba, giảm thịt đỏ, đồ ăn chế biến sẵn, đường, muối:Thịt đỏ chứa nhiều cholesterol xấu nên người bị mỡ máu cao được khuyến cáo ăn ít hơn, bổ sung thịt trắng thay thế, giúp giảm cholesterol LDL.
Các loại đồ ăn chế biến sẵn chứa nhiều chất béo không tốt, muối. Vì vậy, người bệnh nên chọn thực phẩm tự chế biến bằng luộc, hấp tốt hơn chiên rán, ủ muối. Không ăn da gia cầm, bơ, nội tạng động vật, mỡ động vật.
Theo khuyến nghị của các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi ngày, bệnh nhân không tiêu thụ quá 5g muối, 25g đường.
Loại bỏ các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia, trà sữa, nước ngọt có ga, đường tinh luyện giúp thanh lọc mỡ máu tốt hơn.
Thể dục thể thao
Tập thể dục có thể tăng mỡ tốt HDL, từ đó kiểm soát được lượng mỡ xấu LDL. Từ đó, mỡ máu, mỡ nội tạng và mỡ dưới da đều giảm. Thể dục còn giúp tăng cường lưu thông máu đến các cơ quan trong cơ thể, cải thiện sức khỏe.
Tập thể dục thường xuyên có thể giúp bạn giảm tổng lượng cholesterol trong máu. Vì vậy, người bệnh mỡ máu cao nên chọn một môn thể dục. Bạn có thể chạy bộ, đi bộ nhanh, đạp xe, bơi lội, yoga, khiêu vũ. Mỗi buổi tập nên kéo dài từ 40-45 phút.
Bác sĩ Hoàng khẳng định thay đổi thói quen tập luyện và ăn uống khoa học từ 4 đến 12 tuần, chỉ số mỡ máu sẽ thay đổi bất ngờ.
Một bé 5 tuổi (ngụ Hóc Môn) mắc sởi biến chứng viêm phổi, khi nhập viện gia đình bé cho biết, sau dịch Covid-19 quên mất lịch tiêm ngừa cho con, không nhớ con đã tiêm mũi nào hay chưa.
Một bé 5 tuổi khác đến từ huyện Bình Chánh cũng không được tiêm vắc xin do cha mẹ bé cho rằng, tiêm ngừa về bé sẽ bị bệnh. "Mỗi lần tiêm ngừa về con đều mệt mỏi, bỏ ăn, nên nhà không muốn cho con đi tiêm, không ngờ con lại mắc sởi", mẹ bệnh nhi này chia sẻ.
Tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, số ca mắc sởi do chưa được tiêm vắc xin chiếm đa số. Một bé 13 tháng tuổi, do hay bị ốm vặt nên gia đình không đưa bé đi tiêm đủ các mũi vắc xin phòng bệnh.
Một tuần trước, mẹ bé định đưa con đi tiêm thì bé đã sốt, nổi ban toàn thân, mắt đỏ, họng sưng, sổ mũi. Sau khi được các bác sĩ tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố khám, xét nghiệm, bệnh nhi được chẩn đoán mắc sởi biến chứng viêm phổi.
Theo BS.CKII Nguyễn Minh Tiến - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, ngay trong bệnh viện, những trường hợp mắc bệnh lý tim bẩm sinh và chưa tiêm phòng ngừa vắc xin sởi có khả năng bị lây chéo rất nhanh.
“Như vậy một nguy cơ rất lớn là chúng ta không thể kiểm soát được những trường hợp chưa tiêm vắc xin, cũng như tình trạng sởi lây lan trong cộng đồng, trong môi trường bệnh viện”, bác sĩ Tiến cảnh báo.
Khẩn trương tiêm bổ sung, tiêm bù cho trẻ
Bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết, tính đến ngày 11/6, thành phố có 36 ca sốt phát ban nghi sởi, số ca sởi xác định là 16 ca.
Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và việc gián đoạn cung ứng các vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng trong năm 2022 đã tác động đến tỷ lệ tiêm chủng, nhiều trẻ chưa được tiêm đúng lịch, chưa tiêm đủ mũi.
Từ đầu năm 2023 khi nguồn cung vắc xin bắt đầu có trở lại nhưng chưa đầy đủ, TPHCM đã triển khai kế hoạch tiêm bù mũi, tuy nhiên tỷ lệ bao phủ vẫn chưa đạt yêu cầu.
Số trẻ tiêm đủ 2 mũi sởi ở các độ tuổi đều không đạt 95%, mức bao phủ cần thiết để tạo miễn dịch cộng đồng. Đặc biệt, kết quả tiêm chủng những tháng đầu năm 2024 cho thấy có độ trễ, nhất là các mũi sởi đơn lúc trẻ 9 tháng tuổi.
Theo bác sĩ Lê Thị Hồng Nga - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM, thành phố hiện đang rà soát danh sách trẻ trên hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia, phát hiện những trẻ nào chưa được tiêm chủng đầy đủ sẽ mời ra tiêm chủng theo lịch tiêm của ngành y tế.
Đối với địa phương có trẻ mắc bệnh sẽ tiến hành tiêm bổ sung cho toàn bộ trẻ trên địa bàn, ngăn ngừa không để lây lan thành các ổ bệnh lớn.
Trước nguy cơ bệnh sởi lan rộng, Sở Y tế TPHCM yêu cầu các bệnh viện chủ động rà soát các nguồn lực, củng cố hoạt động tại các khoa, đơn vị điều trị bệnh truyền nhiễm, dự trù thuốc, sinh phẩm xét nghiệm, thiết bị y tế, vật tư y tế đảm bảo kịp thời tiếp nhận điều trị người bệnh theo phân tuyến...